Lao động

“Góc Người Nhật” là trang chuyên giải đáp những thắc mắc pháp lý của cộng đồng người Nhật tại Việt Nam một cách ngắn gọn và dễ hiểu. Từ các thủ tục cư trú, visa, thuế đến lao động và những vấn đề pháp lý khác, giúp người Nhật có thể sinh sống và làm việc tại Việt Nam một cách thuận lợi.

Sidebar

Được. Theo Bộ luật Lao động 2019, cá nhân Nhật Bản tại Việt Nam hoàn toàn có thể giao kết hợp đồng cùng lúc với 2 hay nhiều người sử dụng lao động (NSDLĐ) khác nhau cùng một lúc, chỉ cần đảm bảo thực hiện đúng và đủ những nội dung đã giao kết là được.

NLĐ Nhật Bản tại Việt Nam được hưởng 13 ngày nghỉ lễ, Tết nhận nguyên lương, gồm:

  • 1 ngày dịp Tết Dương lịch;
  • 5 ngày dịp Tết Âm lịch;
  • 2 ngày dịp lễ 30/04 và 01/05;
  • 3 ngày dịp lễ Quốc khánh (*);
  • 1 ngày dịp lễ Giỗ tổ Hùng Vương;
  • 1 ngày dịp Tết cổ truyền tại Nhật.

Không. Cá nhân Nhật Bản không nằm trong danh sách các đối tượng điều chỉnh của Luật Việc làm 2013 nên không cần tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Trừ trường hợp được miễn giấy phép lao động, người Nhật muốn làm việc tại Việt Nam bắt buộc phải có giấy phép lao động theo quy định. 

Căn cứ Bộ luật Lao động 2019 và Nghị định 152/202/NĐ-CP, có 20 trường hợp miễn giấy phép lao động cho người Nhật. 

Hầu hết các trường hợp này đều là những đối tượng thuộc diện ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản hoặc là những trường hợp Việt Nam tạo điều kiện để các chuyên gia, lao động chất lượng cao, người có chức vụ đến làm việc, giúp đỡ Việt Nam.

Giấy phép lao động cho người Nhật có giá trị sử dụng tối đa trong 2 năm. 

Lưu ý:

NLĐ Nhật Bản chỉ có thể thực hiện thủ tục gia hạn giấy phép lao động 1 lần với hiệu lực là 2 năm. Nếu sau đó tiếp tục có nhu cầu ở lại làm việc tại Việt Nam thì bắt buộc phải thực hiện thủ tục cấp lại giấy phép lao động (thực hiện tương tự thủ tục cấp mới work permit).

Thủ tục gia hạn giấy phép lao động cho người Nhật lần lượt theo các bước sau: 

  • Bước 1: Chuẩn bị 1 bộ hồ sơ gia hạn giấy phép lao động theo quy định;
  • Bước 2: Nộp hồ sơ đến Cục Việc làm Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
  • Bước 3: Chờ xử lý hồ sơ và nhận kết quả (trong vòng 5 ngày làm việc). 

Dưới đây là 3 trường hợp người Nhật sẽ bị thu hồi giấy phép lao động:

  1. Giấy phép lao động hết hiệu lực;
  2. NSDLĐ hoặc NLĐ vi phạm quy định tại Nghị định 152/2020/NĐ-CP;
  3. NLĐ không tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam trong quá trình làm việc, dẫn đến các ảnh hưởng về an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Theo Khoản 3 Điều 32 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, người Nhật làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động sẽ bị xử phạt như sau:

  • Phạt hành chính từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng;
  • Trục xuất ra khỏi Việt Nam, cấm nhập cảnh vào Việt Nam trong thời hạn 3 năm.
calendar-icon
zalo-icon
facebook-icon
phone-icon